menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Bảng MNA – một phần của việc đánh giá toàn diện sức khỏe người cao tuổi

user

Ngày:

24/01/2019

user

Lượt xem:

1796

Bài viết thứ 04/09 thuộc chủ đề “Đánh giá dinh dưỡng ở người già”

Đánh giá toàn diện sức khỏe người cao tuổi

Đánh giá toàn diện sức khỏe người cao tuổi (Comprehensive Geriatric Assessment – CGA) là một quá trình chẩn đoán đa chiều, đa ngành được sử dụng để xác định các vấn đề về y tế, chức năng, và tâm lý xã hội ở những bệnh nhân cao tuổi, những người có nguy cơ bị suy giảm chức năng.

Việc đánh giá toàn diện sức khỏe người cao tuổi (CGA) được thiết kế để:

  • Đánh giá các vấn đề khác nhau của người cao tuổi
  • Đánh giá nguồn lực cá nhân và thế mạnh của họ
  • Xác định nhu cầu dịch vụ
  • Xây dựng kế hoạch chăm sóc phối hợp để tập trung can thiệp các vấn đề của từng cá nhân

Từ đây, CGA cũng giúp khởi động các can thiệp để:

  • Cải thiện sức khoẻ
  • Ngăn chặn sự suy yếu, làm chậm quá trình trở nên mất tự chủ
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống
  • Tiết kiệm chi phí chăm sóc sức khoẻ

Đánh giá toàn diện sức khỏe người cao tuổi bắt đầu bằng quá trình sàng lọc sử dụng các thang đo đơn giản, nhanh chóng, không tốn kém, và đã được kiểm định quốc tế nhằm đánh giá khả năng nhận thức, trạng thái chức năng, khả năng đi lại, cân bằng và tình trạng kinh tế xã hội.

Một số công cụ hay sử dụng để đánh giá toàn diện sức khỏe người cao tuổi

Việc đánh giá cũng nên bao gồm đánh giá về dinh dưỡng vì sự lệ thuộc về chức năng/hoạt động, sự suy giảm sức khỏe hay suy giảm chất lượng cuộc sống liên quan tới tình trạng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi.

Trước năm 1990, Bảng đánh giá toàn diện sức khỏe người cao tuổi (CGA) không bao gồm dinh dưỡng do thiếu một công cụ được công nhận và quản lý dễ dàng để đánh giá dinh dưỡng ở người cao tuổi. Sự phát triển của Bảng đánh giá dinh dưỡng giản lược (MNA) vào năm 1994 và Bảng sàng lọc rút gọn hơn (MNA – SF) năm 2001 giúp các chuyên gia y tế có một công cụ tin cậy để xác định nguy cơ suy dinh dưỡng và hướng dẫn can thiệp về mặt dinh dưỡng cho người cao tuổi. Ngày nay, với việc sửa đổi và kiểm định Bảng đánh giá dinh dưỡng giản lược như là một công cụ sàng lọc độc lập vào năm 2009, các bác sĩ lâm sàng có thể nhanh chóng xác định những người bị suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ dinh dưỡng trong vòng chưa tới 5 phút.

Các yếu tố của Bảng đánh giá toàn diện sức khỏe người cao tuổi

Sức khoẻ thể chất

Hồ sơ y tế chú trọng đặc biệt vào việc sử dụng thuốc và nguy cơ suy dinh dưỡng, té ngã, mất kiểm soát tiểu tiện (như són tiểu, incontinence) và bất động.

Việc thăm khám nhằm tìm kiếm xác định các bệnh hoặc tình trạng cụ thể có thể được chữa lành, phục hồi, giảm nhẹ, hoặc dự phòng. Cần chú ý đặc biệt tới suy giảm thị giác hoặc thính giác, tình trạng dinh dưỡng, và các tình trạng khác có thể làm cơ thể suy yếu, dễ té ngã hoặc khó khăn trong việc đi lại.

Sức khỏe tinh thần

Các trạng thái nhận thức, hành vi và tình cảm được đánh giá, đặc biệt nhấn mạnh vào việc phát hiện chứng sa sút trí tuệ, sảng/nhiễu loạn tâm thần và trầm cảm.

Tình trạng xã hội và kinh tế

Mạng lưới hỗ trợ xã hội bao gồm sự có mặt và khả năng nâng đỡ của những người chăm sóc, nguồn lực kinh tế của người cao tuổi và các nguồn hỗ trợ khác như nguồn lực văn hoá, dân tộc và tinh thần. Nó cũng bao gồm các đánh giá về chất lượng cuộc sống cá nhân.

Tình trạng chức năng

Tình trạng chức năng cơ thể được đo bằng khả năng thực hiện các hoạt động cơ bản trong cuộc sống hàng ngày (activities of daily living, ADLs) và khả năng sử dụng các công cụ cụ thể để duy trì đời sống xã hội hàng ngày (instrumental activities of daily living, IADLs). ADLs bao gồm tắm rửa, mặc quần áo, đi vệ sinh, di chuyển, đi tiểu đi tiêu, và ăn uống. IADL đòi hỏi mức độ nhận thức và phán đoán cao hơn các hoạt động thể chất, bao gồm việc chuẩn bị bữa ăn, đi mua sắm, làm việc nhà nhẹ, quản lý tài chính, sử dụng phương tiện giao thông và sử dụng điện thoại.

Đặc điểm về môi trường

Đánh giá môi trường “vật lý” xung quanh bệnh nhân để xác định độ an toàn của môi trường sống. Việc này bao gồm đánh giá khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu như mua sắm, thuốc thang và di chuyển của người bệnh.

Tài liệu tham khảo

http://www.mna-elderly.com/geriatric_assessment.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích