menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Ứ dịch hoặc phù nề trong quá trình điều trị ung thư

user

Ngày:

09/08/2017

user

Lượt xem:

9074

Bài viết thứ 13/83 thuộc chủ đề “Xử trí giảm nhẹ triệu chứng và tác dụng phụ”

Phù nề

Phù nề là tình trạng sưng phù do sự tích tụ bất thường của dịch trong cơ thể. Dịch thường tích tụ dưới da hoặc bên trong cơ thể, chẳng hạn như bụng hoặc ngực. Phù nề xảy ra phổ biến nhất ở cẳng chân và bàn chân. Phù nề cũng có thể xảy ra ở cẳng tay, bàn tay, mặt, ngực, và bụng. Phù nề có thể được gọi bằng nhiều tên khác tùy thuộc vào vị trí xuất hiện trong cơ thể. Ví dụ:

  • Phù nề ứ dịch trong ổ bụng được gọi là báng bụng hay cổ trướng.
  • Phù nề ứ dịch ở xung quanh phổi được gọi là tràn dịch màng phổi.
  • Phù nề toàn bộ cơ thể được gọi là phù toàn thân.
  • Phù nề do tắc nghẽn hệ bạch huyết được gọi là phù bạch huyết.

Nguyên nhân gây phù nề

Các yếu tố sau đây có thể gây phù nề:

  • Ung thư, đặc biệt là ung thư thận, gan hoặc buồng trứng.
  • Một số liệu pháp điều trị ung thư, bao gồm:
    • Xạ trị.
    • Phẫu thuật gây tổn thương hoặc làm tắc nghẽn dòng lưu thông của dịch bạch huyết.
    • Một số loại hóa trị, chẳng hạn như thuốc Cisplatin (Platinol) và Docetaxel (Taxotere).
  • Các loại thuốc khác, bao gồm:
    • Corticosteroids: thuốc làm giảm sưng.
    • Hormone thay thế.
    • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS), ví dụ như Ibuprofen hoặc Naproxen.
    • Một số loại thuốc hạ huyết áp.
  • Mức protein trong máu thấp, do những nguyên nhân sau:
    • Ung thư.
    • Giảm sản xuất protein ở gan.
    • Các bất thường ở thận làm mất protein qua nước tiểu.
    • Cơ thể không thể hấp thụ protein trong thực phẩm.
  • Không vận động khiến chất lỏng tích tụ ở bàn chân và cẳng chân.
  • Các bệnh lý về chức năng thận, gan hoặc suy tim.
  • Huyết khối, đặc biệt ở chân hoặc tay.
  • Các vấn đề về hormone, đặc biệt là từ tuyến giáp hoặc tuyến thượng thận.

Các triệu chứng phù nề

Người bị phù nề có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Phù, sưng hoặc cảm giác nặng ở nơi bị phù.
  • Cảm thấy quần áo, giày dép, nhẫn hoặc đồng hồ bị chật.
  • Giảm sự linh hoạt của các khớp ở tay và chân, chẳng hạn như mắt cá chân, cổ tay và ngón tay.
  • Da dày, căng hoặc cứng.
  • Da bị lõm khi ấn vào. Tuy nhiên,điều này chỉ xảy ra với một số loại phù nề nhất định và không xảy ra trong trường hợp phù quá nặng.
  • Tăng cân đột ngột hoặc nhanh chóng.
  • Giảm lượng nước tiểu.
  • Dịch chảy ra từ da.

Chẩn đoán phù nề

Để chẩn đoán phù nề, bác sĩ sẽ kiểm tra xem da ở vùng bị sưng có bị lõm khi ấn vào không. Bác sĩ cũng có thể nghe phổi của và khám bụng của bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ có thể hỏi về tình trạng tăng cân gần đây; cảm giác gò bó, chật chội khi mặc quần áo hoặc khi đeo trang sức và các triệu chứng liên quan khác. Bệnh nhân cũng có thể cần phải xét nghiệm máu, nước tiểu, tình trạng tim mạch và chụp X-quang.

Điều trị phù nề

Làm giảm các tác dụng phụ là một phần quan trọng trong chăm sóc và điều trị ung thư. Quá trình này được gọi là quản lý triệu chứng hoặc chăm sóc giảm nhẹ/xoa dịu. Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ điều trị về những triệu chứng gặp phải và sự thay đổi các triệu chứng đã có.

Điều trị phù nề tập trung vào việc điều trị nguyên nhân gốc rễ gây tích tụ dịch. Phù nề có thể cải thiện nếu nguyên nhân là do loại ung thư có thể điều trị được, do thuốc, do mất cân bằng hormone, do huyết khối, bệnh tim, bệnh thận hoặc các vấn đề về dinh dưỡng. Phù nề có thể khó điều trị hơn khi nguyên nhân gây là các dạng ung thư không còn đáp ứng với điều trị hoặc do các vấn đề về thận, tim hoặc gan tái phát hoặc tiến triển nặng hơn. Trong những tình huống này, phù nề có thể là vĩnh viễn. Những gợi ý dưới đây có thể giúp làm giảm sưng và giảm các triệu chứng:

  • Trao đổi với bác sĩ về việc kê toa thuốc lợi tiểu vì thuốc lợi tiểu có thể giúp loại bỏ dịch thừa trong cơ thể bằng cách đi tiểu nhiều hơn. Tuy nhiên, thuốc lợi tiểu không phải lúc nào cũng có ích và có thể gây ra nhiều vấn đề khác.
  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống.
  • Đi bộ hoặc tập thể dục, giúp kéo dịch về tim và vào lại hệ thống tuần hoàn.
  • Tránh đứng trong thời gian dài hoặc ngồi khoanh chân.
  • Mang vớ bó y khoa hoặc mặc áo có tay thun đàn hồi giúp ép dịch ứ đi vào lại hệ tuần hoàn.
  • Không tự ý giảm lượng nước hoặc các thức uống khác khi chưa trao đổi với bác sĩ.
  • Trao đổi với bác sĩ điều trị về vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, hoặc đi khám bác sĩ chuyên về phù bạch huyết.

Tài liệu tham khảo

http://www.cancer.net/navigating-cancer-care/side-effects/fluid-retention-or-edema

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích