menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Buồn nôn và nôn trong ung thư

user

Ngày:

09/05/2017

user

Lượt xem:

1977

Bài viết thứ 19/83 thuộc chủ đề “Xử trí giảm nhẹ triệu chứng và tác dụng phụ”

Buồn nôn và nôn là những tác dụng phụ xuất hiện trong quá trình điều trị ung thư mà các bệnh nhân thường gặp phải. Buồn nôn là cảm giác muốn nôn. Nôn mửa có thể xuất hiện ngay sau khi điều trị trong vòng 24 giờ hoặc nhiều ngày sau điều trị.

Nguyên nhân của buồn nôn và nôn ở những bệnh nhân ung thư

Nôn và buồn nôn có thể gây ra bởi các nguyên nhân sau:

  • Hóa trị;
  • Xạ trị, nhất là ở các vùng như não, tủy sống, vùng bụng hoặc vùng chậu. Nguy cơ cao nhất xảy ra ở những bệnh nhân có chỉ định xạ trị toàn thân (nhằm mục đích ghép tế bào gốc hoặc ghép tủy);
  • Ung thư di căn lên não;
  • Tắc ruột;
  • Rối loạn điện giải. Ví dụ như mất natri hoặc kali;
  • Nhiễm trùng hoặc xuất huyết ở dạ dày hoặc ruột non;
  • Bệnh tim;
  • Các dược phẩm khác.

Triệu chứng buồn nôn và nôn có thể liên quan đến hóa trị nếu:

  • Bệnh nhân nôn sau khi hóa trị;
  • Bệnh nhân thường bị say tàu xe;
  • Bệnh nhân lo lắng trước khi điều trị ung thư;
  • Bệnh nhân dưới 50 tuổi, đặc biệt là nữ giới.

Buồn nôn và nôn ở mức độ nhẹ có thể tạo cảm giác không thoải mái. Thường thì các triệu chứng này không gây nên những vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu bệnh nhân nôn nhiều thì cần phải thận trọng vì tình trạng này có thể gây mất nước, rối loạn điện giải, sụt cân và suy nhược. Ở những trường hợp bệnh nhân nôn rất nhiều thì các bác sĩ sẽ cân nhắc để tạm ngừng điều trị ung thư.

Xem thêm bài viết Các nguyên nhân gây buồn nôn và nôn của BS. Nguyễn Thu Hà

Ngăn ngừa và dự phòng

Chăm sóc giảm nhẹ hay chăm sóc xoa dịu nhằm giảm tác dụng phụ là một phần quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân ung thư. Hãy tham khảo thêm hướng dẫn của ASCO về việc phòng ngừa nôn bằng thuốc ở bệnh nhân xạ trị hoặc hóa trị.

Bác sĩ có thể kê thuốc hỗ trợ phòng ngừa nôn cho bệnh nhân trước và sau khi hóa trị hoặc xạ trị. Ngoài ra bệnh nhân và bác sĩ còn có thể thảo luận với nhau nhằm đưa ra những biện pháp thay thế khác, ví dụ như:

  • Giải trí (Distraction);
  • Thư giãn (Relaxation);
  • Hình dung tích cực (Positive imagery);
  • Châm cứu (Acupuncture).

Gừng

Bên cạnh đó, một số loại thảo dược như gừng cũng có thể giúp giảm buồn nôn. Tuy nhiên, bệnh nhân cần thảo luận với bác sĩ trước khi tiến hành bất kỳ phương pháp điều trị thay thế hay bổ sung khác.

Trong trường hợp tình trạng buồn nôn và nôn không thuyên giảm hoặc ngày càng trầm trọng, hãy báo với bác sĩ. Nguyên nhân gây nôn và buồn nôn cần được xác định. Song song đó, bệnh nhân cần được điều trị tình trạng mất nước do nôn nhiều vì t mất nước sẽ dẫn đến những vấn đề sức khỏe khác.

Tài liệu tham khảo

http://www.cancer.net/navigating-cancer-care/side-effects/nausea-and-vomiting

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích