menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Hoạt động thể chất và tiểu đường loại 1

user

Ngày:

07/05/2020

user

Lượt xem:

307

Bài viết thứ 57/71 thuộc chủ đề “Bệnh tiểu đường”

Hoạt động thể chất đều đặn có vai trò quan trọng cho sức khỏe của những người bị tiểu đường. Đối với người bị tiểu đường loại 1, sự cân bằng giữa insulin, chế độ ăn và hoạt động thể chất (kể cả những hoạt động làm việc nhà hoặc làm vườn) là rất quan trọng. Việc lên kế hoạch, theo dõi thường xuyên mức đường huyết và đáp ứng của cơ thể với hoạt động thể chất có thể giúp bạn giữ được mức đường huyết không quá cao hoặc quá thấp.

Tránh hạ đường huyết

Sự đáp ứng đường huyết với hoạt động thể chất rất khác nhau phụ thuộc vào:

  • Mức đường huyết của bạn trước khi hoạt động
  • Cường độ hoạt động thể chất
  • Độ dài thời gian hoạt động thể chất
  • Việc tự điều chỉnh liều insulin
Xem thêm bài: Để việc tập thể dục an toàn cho người tiểu đường

Hạ đường huyết trong hoặc sau khi hoạt động thể chất

Đôi khi hạ đường huyết sẽ xảy ra trong hoặc sau khi thực hiện  hoạt động thể chất. Vì vậy, việc kiểm tra đường huyết cũng như chuẩn bị và hiểu rõ cách ứng phó khi xảy ra hạ đường huyết là rất quan trọng.

Mỗi người sẽ đáp ứng khác nhau với từng hoạt động. Do vậy, hãy làm một thử nghiệm bằng việc thử đường huyết trước, trong và sau khi thực hiện hoạt động thể lực và áp dụng thử nghiệm này cho những lần hoạt động tiếp theo. Ví dụ, khi mức hoạt động thể chất tăng lên, bạn cần giảm liều insulin hoặc ăn thêm một bữa ăn phụ chứa tinh bột trước khi tập để giữ mức đường huyết ở giới hạn an toàn. Một vài hoạt động thể chất có thể làm cho mức đường huyết giảm nhanh trong khi những hoạt động khác thì không.

Hạ đường huyết trước khi hoạt động thể chất

Nếu bạn có xu hướng hạ đường huyết trước khi hoạt đông, hãy ăn một ít thức ăn nhẹ trước khi tập. Luôn mang theo thức ăn, thức uống chứa tinh bột hoặc đường có thể hấp thu nhanh vào máu (ví dụ: nước cam, nước đường). Để tìm ra loại phù hợp với đáp ứng của cơ thể mỗi cá nhân, đôi khi cần một vài thời gian để tìm hiểu.

Nếu mức đường huyết thấp hơn 100mg/dL trước khi bắt đầu hoạt động thể chất. Bạn hay thử ăn một ít thức ăn chứa tinh bột (khoảng 15gam) để tăng đường huyết và giảm nguy cơ hạ đường huyết. Nếu bạn đang điều trị với insulin (dạng tiêm) hoặc thuốc kích thích tiết insulin (nhóm SU) hoặc tập luyện kéo dài hơn 30 phút thì việc ăn nhẹ trước khi tập đặc biệt quan trọng.

Nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài và lặp lại, hãy đến gặp bác sĩ để được điều chỉnh lại phù hợp.

Ghi chú: Khi mức đường huyết nhỏ hơn 70 mg/dl tế bào não sẽ thiếu glucose để hoạt động, đưa đến tình trạng chết tế bào não. Cho đến nay, nghiên cứu cho thấy sự hồi phục sau đó rất kém. Do vậy, nếu thử đường huyết trước tập thể dục <70 mg/dl thì ngưng không tập buổi thể dục đó. Xử trí hạ đường huyết bằng cách uống 15 gram đường ( có thể thay thế đơn giản bằng 1 hộp sử 330 ml có đường hoặc ½ lon cocacola) kèm ăn 1 bữa ăn nhẹ chứa tinh bột ( ví dụ 1 củ khoai, ½ bát cơm ). Thử lại đường huyết sau 15 phút, nếu đường huyết vẫn <70 mg/dl xin lặp lại chu trình như trên 1 lần. Báo bác sĩ sau đó để được điều chỉnh phù hợp ( Tài liệu ADA 2019 )

Khi mức đường huyết cao

Mức đường huyết có thể tăng trong hoặc sau khi tập thể dục, đặc biệt khi bạn thực hiện các bài thể dục cường độ cao vì nó sẽ gia tăng lượng hormon đáp ứng với kích thích (làm tăng glucose). Nếu đường huyết cao trước khi bắt đầu tập, hãy thử ketones trong nước tiểu bằng que test nhanh. Nếu kết quả cho thấy sự tồn tại của ketones thì nên tránh hoạt động thể chất cường độ cao, nếu không có, có thể tập.

Hạn chế thời gian ngồi

Tập thể dục có vai trò quan trọng trong sức khỏe nói chung của người mắc tiểu đường loại 1. Việc hạn chết thời gian ngồi cũng vậy. Trẻ em và người lớn thường dành nhiều thời gian trước màn hình tivi, máy tính, chơi điện tử, chơi điện thoại, lướt máy tính bản. Quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình sẽ liên quan đến mức đường huyết cao. Trong khi hoạt động thể chất sẽ làm thấp A1Cs và giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh. Tiêu chuẩn chăm sóc y tế ADA về tiểu đường khuyến cáo hạn chế thời gian ngồi bằng cách đi bộ, hoặc co duỗi chân tay mỗi 30 phút.

Trẻ em: Hoạt động tự phát và mức đường huyết

Khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết ở trẻ em là các hoạt động thể lực của trẻ là không có kế hoạch và thường xảy ra một cách tự phát. Con của bạn sau khi về nhà sẽ dành 1 tiếng để làm bài tập hay muốn đạp xe với những người bạn?. Đôi khi bạn cũng không biết liệu con bạn sẽ hoạt động 15 phút hay 1 tiếng và cần bổ sung thêm tinh bột để ngăn hạ đường huyết. Vì vậy, hãy chuẩn bị và đưa cho con bạn 5-15g tinh bột phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và chiều cao của con bạn để duy trì hoạt động cho mỗi 30 phút và để quản lý mức đường huyết.

Ghi chú: Hiện nay có nhiều chế phẩm insulin đã được FDA chấp thuận dùng để điều trị ở trẻ mắc tiểu đường loại 1. Chúng tuy có cùng cơ chế nhưng khác thời gian tác dụng, thời gian bắt đầu tác dụng, thời gian đạt đỉnh của hàm lượng thuốc trong máu. Do vậy, hãy hỏi bác sĩ về những đặc điểm trên và xin lời khuyên của chuyên gia để tránh hạ đường huyết cũng như ổn định mức đường huyết cho trẻ. Việc kiếm soát đường huyết cho trẻ thường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nổi sợ hạ đường huyết. Và việc hạ đường huyết cũng dễ đưa đến việc hình thành “bánh xe đường huyết”. Có nghĩa là sự tăng giảm liều thuốc không hợp lý ở phụ huynh trẻ, đưa đến thất bại trong việc kiếm soát đường huyết.

Trẻ nhỏ và trẻ em

Bạn có thể giúp con mình thực hiện các hoạt động thể chất bất kể tuổi tác. Ví dụ, khuyến kích trẻ nhỏ chơi những trò chơi hoạt động để khám phá sự chuyển động và hỗ trợ sự phát triển thể chất và tinh thần. Đối với trẻ tập đi, hoạt động thể chất 30 phút/ngày hoặc nhiều hơn nhưng ngồi không quá 60 phút sẽ giúp phát triển các kỹ năng vận động và phát triển cơ.

Đối với trẻ chưa đến tuổi đi học

Hoạt động thể chất ít nhất 60 phút/ngày.

  • Cho trẻ của bạn 5-15g tinh bột mỗi 30 phút hoạt động. Phụ thuộc vào mức đường huyết ban đầu và cường độ của hoạt động.
  • Kiểm tra mức đường huyết trước khi tập thể dục ở trẻ. Ở trẻ nhỏ có thể không diễn tả được các triệu chứng.
  • Bắt đầu các bài hoạt động với mức đường huyết 150-200mg/dL. Giúp giảm nguy cơ hạ đường huyết ở trẻ tập đi.
  • Để ý mức đường huyết của trẻ trước và sau khi tập.

Trẻ em và trẻ vị thành niên

Hoạt động thể chất ít nhất 60 phút hoặc nhiều hơn mỗi ngày.

  • Bao gồm các hoạt động như chạy, bơi, đạp xe
  • Các bài tập thể dục cường độ cao như nhảy, chạy nước rút.
  • Các bài tập luyện sự dẻo dai và sức mạnh như yoga, tập tạ hoặc những môn thể thao khác.

Vai trò của đội ngũ chăm sóc sức khỏe

Bác sĩ sẽ giúp bạn cân bằng giữa hoạt động thể chất, chế độ ăn và insulin. Để biết phản ứng của những hoạt động khác nhau lên cơ thể bạn, hãy ghi lại nhật ký hoạt động của bạn và số lần tập luyện. Bác sĩ có thể dựa trên nhật ký để đưa ra lời khuyên và điều chỉnh lại cho phù hợp. Nếu việc tăng đường huyết cũng như hạ đường huyết lặp lại thường xuyên, hãy gặp bác sĩ để được thay đổi lại liều insulin.

Tài liệu tham khảo

https://www.dpat.org/fitness/get-and-stay-fit/exercise-and-type-1?fbclid=IwAR3XbNnI8K-d2hYkommW2fgz1fWKQQvC2nGdbqJ4VCc-QU3

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích