menu toggle
list list 1
Đã thích Thích

Chăm sóc phụ nữ cho con bú

user

Ngày:

29/09/2022

user

Lượt xem:

48

Bài viết thứ 09/10 thuộc chủ đề “Chăm sóc sau sinh”

Hiệu đính: BS. Đào Thị Hải Yến

Biên dịch: Mai Thị Kim Dung

Tóm tắt những thay đổi gần đây

Ngày 17 tháng 6 năm 2021

Những lưu ý cập nhật về việc cho con bú và những dịch vụ cho con bú kết hợp với tiêm chủng.

Những điểm chính

Những người không nghi ngờ hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19 và không tiếp xúc gần với người nhiễm COVID -19, hoặc những người đã tiêm vaccine COVID-19 không cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt khi cho con bú hoặc vắt sữa.

Phụ nữ cho con bú chưa tiêm đủ liều vaccine COVID-19 nên có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và trẻ được bú mẹ khi một trong hai người nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm COVID-19.

Thông tin này dành cho những chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các chuyên gia về nuôi con bằng sữa mẹ – người chăm sóc phụ nữ cho con bú cũng như là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (gọi tắt là trẻ em) được bú sữa mẹ trong đại dịch COVID-19. Những cân nhắc này dựa trên những hiểu biết hiện nay về hội chứng suy hô hấp cấp do vi-rút Corona 2 (SARS-CoV-2), loại vi-rút này là nguyên nhân gây nhiễm COVID-19, và những bằng chứng có sẵn từ trước đến nay về sự lây lan của SARS-CoV-2 qua sữa mẹ. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) sẽ cập nhật những lưu ý khi có thông tin bổ sung. Để biết thông tin liên quan, hãy tham khảo “Những lưu ý đối với cơ sở chăm sóc sức khỏe sản khoa”, “Cân nhắc đánh giá và quản lí trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao” và “Thông tin cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em”

Những lưu ý về việc cho con bú

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, cung cấp sức đề kháng để chống lại nhiều bệnh tật. Rất hiếm trường hợp khuyến cáo không được nuôi con bằng sữa mẹ hoặc cho con bú sữa mẹ.

Những người không nghi ngờ hoặc xác nhận đã nhiễm COVID-19 và không tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19, hoặc những người đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 không cần thực hiện các biện pháp dự phòng khi cho con bú hoặc vắt sữa. Tất cả những người cho con bú bất kể tình trạng COVID-19 đang sử dụng máy hút sữa nên được phổ biến về thông tin CDC về cách vệ sinh và làm sạch máy hút sữa đúng cách

Cách bảo vệ trẻ bú sữa mẹ

Thông tin sau đây có thể được sử dụng để tư vấn cho những người cho con bú về các biện pháp phòng ngừa khi cho con bú, vắt sữa, hoặc cho trẻ bú bình:

  • Nghi nhiễm hoặc xác nhận nhiễm COVID-19 hoặc
  • Người chưa tiêm đủ vaccine COVID-19 có tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19.

Trong suốt đại dịch COVID-19, cần lưu ý cung cấp các thông tin bổ sung về việc phong tỏa và cách ly khi tư vấn cho những tình huống cụ thể, như những người sống ở những khu vực gần nhau hoặc sống trong nhà chung

Phong tỏa và cách ly

Người cho con bú nên theo dõi những thông tin về việc phong tỏa và cách ly.

Một đứa trẻ được cho bú từ mẹ có nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm COVID-19 nên được coi là tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19, và phải được cách ly trong khoảng thời gian khuyến cáo của cha mẹ và suốt thời gian cách ly của họ sau đó.

Các biện pháp phòng ngừa khi cho con bú, vắt sữa hoặc cho bú bình

Những người cho con bú nên tuân theo các biện pháp phòng ngừa trong thời gian cách ly:

Rửa tay với xà phòng và nước sạch trước khi chạm vào trẻ hoặc khi vắt sữa mẹ bằng tay hoặc dùng máy hút sữa. Nếu không có xà phòng và nước, nên sát trùng bằng nước rửa tay có ít nhất 60% cồn.

Đeo khẩu trang khi khoảng cách tới trẻ ít hơn 2m (bao gồm khi cho trẻ bú hoặc bú bình) và khi vắt sữa

Dọn dẹp và vệ sinh máy vắt sữa và tất cả những đồ dùng cho trẻ sơ sinh.

Một số nhà chăm sóc sức khỏe, tốt nhất là những người đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 và không có nguy cơ bị bệnh nặng vì COVID-19, có thể cho bú sữa mẹ được vắt ra. Nếu người này chưa được tiêm đủ liều vaccine và đang sống cùng nhà hoặc có tiếp xúc với người đang cho con bú, họ nên đeo khẩu trang khi cho trẻ ăn trong thời gian cách ly và suốt thời gian cách ly của họ sau đó.

Xem thêm thông tin về trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ trong bệnh viện khi cha mẹ nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm COVID-19.

Những lưu ý khác

Một số người nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm COVID-19 mong muốn được cho con bú nhưng họ không thể hoặc không lựa chọn cho con bú trong suốt thời gian nhiễm bệnh. Một lí do có thể là họ tiếp nhận sự hỗ trợ thích hợp. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể giới thiệu bệnh nhân đến các chuyên gia cho con bú khi cần sự hỗ trợ. Một số người có thể tiết sữa lại.

Những người cho con bú cần được tư vấn để thông báo cho bác sĩ nhi đã tiếp xúc gần với người nghi ngờ hoặc đã nhiễm COVID-19 trước bất kì lần khám sức khỏe nào hoặc nếu trẻ xuất hiện triệu chứng COVID-19.

Cách bảo vệ người cho bú sữa

Những thông tin dưới đây có thể được sử dụng để tư vấn cho người nuôi con bằng sữa mẹ về các biện pháp dự phòng khi cho con bú, vắt sữa, hoặc cho bú bình khi trẻ được nuôi bằng sữa mẹ.

Nghi nhiễm hoặc xác nhận nhiễm COVID-19

Người cho bú sữa chưa tiêm đủ liều vaccine và tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19..

Trong đại dịch COVID-19, cân nhắc việc cung cấp những thông tin bổ sung trong việc phong tỏa và cách ly khi tư vấn cho những người có trường hợp đặc biệt, ví dụ như sống trong những khu vực gần nhau hoặc sống trong nhà chung

CDC khuyến cáo những người khoảng 5 tuổi và người già nên tiêm vaccine để chống lại COVID-19. Ngoài ra, những người đủ điều kiện, bao gồm phụ nữ đang mang thai, những người cho con bú, những người chuẩn bị mang thai, hoặc những người sẽ mang thai trong tương lai nên có thêm một mũi tiêm tăng cường. Những thông tin về vacxin phòng COVID-19 cho những người cho con bú có thể tìm được ở 

https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/pregnancy.html

Phong tỏa và cách ly

Trẻ bú mẹ nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm COVID-19 nên tuân thủ những thông tin về phong tỏa hoặc cách ly

Những người đang cho con bú nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm COVID-19 có thể được xem như tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 và nên được cách ly trong thời gian được khuyến cáo với đứa trẻ đang bú mẹ và suốt thời gian cách ly sau này.

Những biện pháp phòng ngừa khi cho con bú, vắt sữa hoặc cho trẻ bú bình

Vì nguy cơ ngạt thở, không nên đeo khẩu trang cho trẻ dưới 2 tuổi.

Để giảm thiểu phơi nhiễm, người đang cho con bú nên chọn những biện pháp phòng ngừa như khuyến cáo ở trên đối với những người nghi ngờ hoặc xác nhận đã nhiễm COVID-19 khi cho con bú, vắt sữa hoặc cho bú bình. Điều này bao gồm việc đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần (dưới 2m) với trẻ em và rửa tay thường xuyên (trước và sau khi chạm vào trẻ)

Những người mới mang thai (ít nhất là 42 ngày sau khi có thai) có nhiều nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể tư vấn cho người đang cho con bú về những rủi ro và lợi ích khi tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ trong lúc trẻ bị COVID-19.

Cách để bảo vệ những người khác 

Theo dõi những thông tin đã được tư vấn những biện pháp phòng ngừa khi cho con bú, vắt sữa hoặc cho bú bình khi cả hai người cho bú sữa và đứa trẻ đang nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm COVID-19 hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 và người cho bú sữa chưa tiêm đủ liều vaccine.

Trong đại dịch COVID-19, cần xem xét cung cấp các thông tin bổ sung về phong tỏa và cách ly khi tư vấn cho những trường hợp đặc biệt như sống trong những khu vực gần nhau hoặc sống trong nhà chung.

Phong tỏa và cách ly 

Cả người cho bú sữa và đứa trẻ phải tuân theo thông tin cách ly.

Biện pháp phòng ngừa khi cho trẻ bú sữa, vắt sữa và cho trẻ bú bình

Không có những biện pháp đặc biệt nào (đeo khẩu trang) được khuyến nghị cho việc cho bú sữa mẹ, vắt sữa, hoặc cho trẻ bú bình trong khoảng thời gian cách ly khi cả 2 người trong nhóm nghiên cứu đều nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm COVID-19 

Tiếp tục tuân thủ những phương pháp tốt nhất để vệ sinh, khử trùng máy hút sữa và tất cả đồ dùng trẻ sơ sinh.

Những lưu ý khi thăm khám sức khỏe cho trẻ

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến khích ưu tiên chăm sóc trẻ sơ sinh và đề nghị tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cần cố gắng theo dõi các cuộc thăm khám trực tiếp trẻ sơ sinh. Trong thời gian thăm khám, chuyên gia sức khỏe nên đánh giá khả năng ăn và tăng cân (đặc biệt khi có khả năng bị gián đoạn việc cho con bú khi bị COVID-19), đánh giá tình trạng mất nước và vàng da, đánh giá các yếu tố gây căng thẳng và cách đối phó của người chăm sóc, đồng thời cung cấp các hỗ trợ phù hợp.

Trước khi có người đến thăm khám, bố mẹ và người chăm sóc nên được tư vấn từ đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu họ hoặc con họ có tiếp xúc gần với người nghi nhiễm hoặc xác nhận nhiễm COVID-19 hoặc xuất hiện những triệu chứng COVID-19. Cách tiếp cận tương tự cũng nên được thực hiện với trẻ có bất kỳ tiếp xúc gần với người nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm COVID-19.

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên xem xét cách giảm thiểu phơi nhiễm COVID-19 cho bệnh nhân, người chăm sóc hoặc nhân viên trong môi trường và dịch tễ tại địa phương. Thông tin có sẵn cho các bác sĩ nhi cũng như cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe lâm sàng không COVID-19 và phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng trong cơ sở chăm sóc sức khỏe.

Cân nhắc đối với dịch vụ cho con bú

Thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ (ví dụ: tư vấn cho con bú, chăm sóc sức khỏe sản nhi đặc biệt) là một rào cản đối với việc cho con bú. Trong đại dịch COVID-19, điều quan trọng cần phải đảm bảo là những người đang cho con bú hoặc những người muốn tiếp tục cho con bú được tiếp cận với hỗ trợ này. Các vấn đề về nuôi con bằng sữa mẹ thường khẩn cấp và cần được hỗ trợ ngay lập tức. Thêm nữa, tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ thường yêu cầu sự tiếp xúc gần gũi giữa chuyên gia cho con bú và người chăm sóc trẻ em đang bú sữa mẹ; vì thế, việc sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân thích hợp (PPE) là thực sự cần thiết.

Trong dại dịch COVID-19, các chuyên gia cho con bú chưa tiêm đủ vacxin phòng COVID-19 nên có cách tiếp cận khác, ví dụ như các ứng dụng từ xa để cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho con bú bất cứ khi nào có thể, cụ thể là khi cung cấp sự hỗ trợ cho những người nuôi con bằng sữa mẹ nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm COVID-19.

Có thể cần sự hỗ trợ trực tiếp để hỗ trợ người cho con bú một cách hiệu quả. Thêm nữa, không phải tất cả gia đình có thể tiếp cận với y học từ xa. Hỗ trợ việc cho con bú được thực hiện ở nhiều cơ sở khác nhau bao gồm phòng khám, văn phòng hoặc tại nhà riêng của người đang cho con bú. Tuân thủ những cân nhắc để đề phòng lây nhiễm và thực hiện kiểm soát bao gồm việc sử dụng PPE ở ngoài và tại nhà

Thăm khám trực tiếp trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe (ví dụ: bệnh viện, phòng khám, văn phòng của bác sĩ…)

Các chuyên gia về nuôi con bằng sữa mẹ đang làm việc trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe phải tuân theo những khuyến nghị về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng cho các cơ sở đó.

Thăm khám trực tiếp tại nhà của phụ nữ cho con bú

Các chuyên gia về nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tiến hành thăm khám tại nhà, người cho con bú nhận dịch vụ cho con bú tại nhà (sau này, khách hàng) và bất kì thành viên nào khác trong gia đình nên cân nhắc việc tiêm vaccine COVID-19 hoặc tự sàng lọc COVID-19 theo các hướng dẫn trước đây trước khi vào nhà cũng như thực hiện những biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng như sau:

Các chuyên gia cho con bú nên ở nhà nếu họ bị COVID-19, nghĩ rằng họ có thể nhiễm COVID-19, hoặc có tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 khi chưa tiêm đủ liều vaccine COVID-19. Giới thiệu khách hàng tới chuyên gia cho con bú khác cho đến khi nhân viên y tế đủ điều kiện cho phép được trở lại làm việc sau khi mắc COVID-19 được đáp ứng.

Sàng lọc khách hàng qua điện thoại để tìm các triệu chứng COVID-19 và tiếp xúc với người nhiễm COVID-19 và xác định tình trạng tiêm ngừa trước khi thăm khám tại nhà. Hãy nhớ rằng việc sàng lọc các triệu chứng sẽ không xác định được người nhiễm không có triệu chứng hoặc tiền triệu chứng với COVID-19. Nếu một số thành viên trong gia đình có nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm COVID-19 và chuyên gia cho con bú chưa tiêm đủ liều vaccine COVID-19, khuyến khích cung cấp dịch vụ cho con bú thông qua y tế từ xa trong thời gian cách ly được khuyến nghị cộng thêm thời gian cách ly được khuyến nghị cho các thành viên trong gia đình.

Nếu khách hàng hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình nhiễm COVID-19 và sự hỗ trợ tại nhà được coi là cần thiết và quan trọng sử dụng các thiết bị bảo vệ được khuyến nghị như mô tả trong Hướng dẫn kiểm soát nhiễm trùng dành cho chuyên gia y tế về Coronavirus (COVID-19) để chăm sóc cho bệnh nhân nghi nhiễm hoặc xác nhận nhiễm COVID-19.

Nếu cả khách hàng và bất kì thành viên nào trong gia đình được biết là đã nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm COVID-19 hãy đeo khẩu trang y tế khi ở bên trong nhà của khách hàng. Rửa tay với xà phòng và nước sạch ít nhất 20 giây khi vào và ra khỏi nhà, khi điều chỉnh, đeo hoặc tháo khẩu trang. Thay khẩu trang giữa mỗi lần có khách hàng. Nếu không có sẵn xà phòng và nước sạch, hãy sát khuẩn tay bằng cồn từ 60 độ trở lên. Khẩu trang y tế giúp kiểm soát (ngăn chặn sự lây lan của các giọt bắn từ người sử dụng) và bảo vệ người đeo khỏi các giọt bắn và tác nhân lây nhiễm từ người khác. Ngoài ra, trong khi giao tiếp có sự lây truyền từ trung bình đến cao, hãy cân nhắc việc đeo kính bảo vệ ngoài khẩu trang y tế để đảm bảo rằng tất cả mắt, mũi và miệng đều được bảo vệ khỏi tác nhân tiếp xúc với dịch tiết khi hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ.

Đối với tất cả cuộc thăm khám mà bất kì thành viên nào trong gia đình chưa được tiêm ngừa, hoặc chưa xác định được tình trạng tiêm ngừa của thành viên trong gia đình:

Yêu cầu khách hàng cũng như thành viên nào trong gia đình từ 2 tuổi trở lên đeo khẩu trang. Vì nguy cơ ngạt thở, không đeo khẩu trang cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Bất kì ai khó thở, bất tỉnh, không cử động được hoặc không thể tháo mặt nạ thì không nên đeo khẩu trang. Hướng dẫn về cách đeo khẩu trang đã có sẵn.

Khi không được hỗ trợ thực hành hoặc giám sát chặt chẽ, giữ khoảng cách ít nhất 2m từ khách hàng đến các thành viên khác trong gia đình. Nên đeo khẩu trang mọi lúc và càng quan trọng khi khoảng cách chưa đủ 2m.

Sử dụng găng tay dùng 1 lần khi chạm vào khách hàng hoặc trẻ em. Rửa tay với xà phòng và nước sạch ít nhất 20 giây khi đến và rời khỏi nhà, khi điều chỉnh, đeo và tháo khẩu trang; trước khi sử dụng và vứt bỏ găng tay dùng 1 lần. Nếu không có xà phòng và nước sạch, nên sát khuẩn tay bằng cồn ít nhất 60 độ. Tìm hiểu thêm về các bước rửa tay đúng cách. Vứt bỏ găng tay dùng 1 lần sau khi sử dụng.

Làm sạch và khử trùng các bề mặt và thiết bị như cân sơ sinh.

Cho bú mẹ và vắt sữa tại nơi làm việc

Khi tư vấn cho người đang cho con bú về các biện pháp phòng ngừa trước khi cho con bú hoặc vắt sữa tại nơi làm việc, chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên trao đổi về hoàn cảnh cá nhân của mỗi người (ví dụ như mức độ phơi nhiễm với những người nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm COVID-19, có sẵn và sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân thích hợp). Tất cả những người đang cho con bú hoặc vắt sữa tại nơi làm việc nên được tư vấn về vệ sinh tay, như đã hướng dẫn ở trên, trước khi chạm vào bất kì bộ phận nào của máy bơm hoặc bình sữa. Họ cũng nên theo dõi những thông tin của CDC về cách để vệ sinh và làm sạch máy vắt sữa. Nếu có thể, hãy sử dụng máy vắt sữa cá nhân. Thông tin từ CDC về cách vệ sinh và làm sạch máy vắt sữa đúng cách nên được tuân thủ để khử trùng trước và sau khi sử dụng

Đối với những người đang cho con bú mà làm việc trong môi trường có nguy cơ phơi nhiễm SARS-CoV-2 cao như các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và lực lượng tuyến đầu, họ nên đeo khẩu trang khi cho con bú hoặc khi vắt sữa tại nơi làm việc. Các thông tin bổ sung cho nhân viên y tế, bao gồm những người đang mang thai và người có các bệnh lý nền từ COVID-19 đều có sẵn.

Người sử dụng lao động nên cung cấp cho nhân viên đang nuôi con bằng sữa mẹ không gian riêng, không có phòng tắm để vắt sữa. Đã có sẵn thông tin về việc cung cấp thời gian và không gian nghỉ ngơi cho người đang cho con bú trong tất cả ngành. Nếu nơi làm việc có nhiều phòng riêng cho con bú, cần nỗ lực thực hiện những biện pháp kiểm soát hành chính và kỹ thuật để giữ khoảng cách an toàn với nhau (sắp xếp các chỗ ngồi cho con bú ít nhất 2m, lắp đặt các tấm ngăn cách giữa các chỗ ngồi, lên lịch cho con bú linh động, khuyến khích làm việc từ xa). Dựa trên những gì chúng ta biết, mức độ phơi nhiễm SARS-CoV-2 từ các bề mặt bị ô nhiễm là thấp. Tuy nhiên, cả vệ sinh (sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa) và khử trùng (sử dụng các sản phẩm hoặc quá trình làm bất hoạt SARS-CoV-2) dụng cụ lấy sữa (bình sữa, túi đựng sữa, máy vắt sữa) có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm từ các bề mặt bị ô nhiễm và thường được khuyến cáo để ngăn vi khuẩn lây nhiễm sang sữa mẹ. Những người cho con bú có thể xem xét các bước bổ sung như sau để giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn. Những thông tin bổ sung về dụng cụ khử trùng chẳng hạn như phòng vắt sữa có sẵn.

Sữa của người cho đã được tiệt trùng

Sữa của người cho đã được tiệt trùng là điều quan trọng trong việc chăm sóc trẻ sinh non khi người chăm sóc không có sữa mẹ. Các bằng chứng hiện tại đã cho thấy sữa mẹ không phải là nguồn lây nhiễm SARS-CoV-2. Ngoài ra, có dữ liệu cho thấy phương pháp thanh trùng làm bất hoạt SARS-CoV-2 trong sữa của người cho. Do đó, sữa mẹ của người cho ít có khả năng là nguồn lây nhiễm SARS-CoV-2. Hoạt động cho sữa đã bị gián đoạn trong đại dịch COVID-19. Nếu bệnh viện gặp khó khăn trong việc mua sữa mẹ thì nguồn cung có sẵn nên ưu tiên cho trẻ sinh non, người hưởng lợi nhiều nhất từ nguồn sữa mẹ.

Tháng 12 năm 2020

Cập nhật khuyến cáo về thời gian cách ly

Cập nhật tiêu đề của trang “Chăm sóc phụ nữ cho con bú” thành “Chăm sóc người cho con bú”

Tháng 10 năm 2020

Cập nhật tiêu đề và ngôn ngữ bao gồm tất cả những người đang cho con bú, cho con bú và cho con bú bằng sữa mẹ

Bằng chứng mới cho thấy sữa mẹ không phải là nguồn lây nhiễm SARS-CoV-2 

Bằng chứng mới cho thấy SARS-CoV-2 trong sữa mẹ bị bất hoạt qua quá trình thanh trùng

Bổ sung những lưu ý về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng cho các dịch vụ cho con bú

Walker KF, O’Donoghue K, Grace N, Dorling J, Comeau JL, Li W, Thornton

Sự lây truyền và các con đường lây truyền SARS-CoV-2 từ mẹ qua trẻ sơ sinh: một đánh giá hệ thống và quan trọng.

BJOG 2020;https://doi.org/10.1111/1471-0528.16362

Tài liệu tham khảo

https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/care-for-breastfeeding-women.html?fbclid=IwAR2B8oDuPjIURbf3jsTJQv4vLxihpN5SqvxyUR-P9QJDY9sD7yuE0wywQZ4

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 1
Đã thích Thích